ẤM TỬ SA THẠCH BIỀU NHƯỢC THỦY TAM THIÊN, CẬN ẨM NHẤT BIỀU
Ai đã chơi ấm tử sa, chắc chắn đều biết đến ấm tử sa Thạch Biều. Bởi đây là một kiểu dáng ấm kinh điển trong các dòng ấm trà tử sa, trường thịnh mà không suy yếu. Tạo hình ấm tử sa có thể thay đổi rất nhiều theo thời gian, song dáng ấm Thạch Biều mãi là một biểu tượng trường tồn trong làng ấm tử sa. Ấm thạch biều cùng chuyết cầu, bào tôn, phỏng cổ,.. trở thành những loại ấm truyền thống, được mệnh danh là “ điệt bất phá đích hình” (rơi cũng không thay đổi hình dáng).
Thạch Biều (Tiếng Trung Phồn thể:石瓢 – Giản thể: Shí piáo) ban đầu có tên là Thạch Điều, “Điều” trong từ điển “Từ Hải” có nghĩa là cái siêu, dụng cụ có cán cầm, ấm dùng để hãm trà và có vòi rót. “Điều” ban đầu là kim loại về sau đã thay đổi thành gốm sứ, được thấy lần đầu tiên từ thời Bắc Tống trong bài thơ “Thí viện tiên trà” của đại học sĩ Tô Thức.
Dáng ấm Thạch Biều Tự Di họa tiết khắc triện Phúc Lộc Thọ
Nhược thủy tam thiên, cận ẩm nhất biều Có nghĩa là Trong bể nước mênh mông, chỉ cần một gáo nước cho mình là đủ, Cố đại sư tử sa danh tiếng Cố Cảnh Chu cũng đã mượn câu nói của Phật để thể hiện niềm yêu thích của mình dành cho chiếc ấm phỏng dáng quả bầu (biều) này.
Nguồn gốc hình thành ấm tử sa Thạch Biều
Tương truyền Tô Đông Pha đem cái siêu bằng kim loại đổi thành siêu bằng đất, điều này có quan hệ mật thiết với trà đạo lúc bấy giờ.
Một số tài liệu lịch sử ghi lại khi Tô Đông Pha bị giáng chức đến vùng Thục Sơn, Nghi Hưng dạy học, ông phát hiện người dân ở đây dùng chiếc ấm sành làm từ đất sét tím để nấu trà. Trà nấu bằng dụng cụ này có mùi vị ngon hơn siêu bằng đồng và sắt. Tô Đông Pha liền dùng đất sét tím mô phỏng theo dáng chiếc siêu bằng sắt và thiết kế nên một dụng cụ vừa có vòi chảy (lưu) vừa có quai cầm (đề) cũng dùng để nấu trà. Chiếc ấm này về sau được gọi là “Đông Pha Đề Lương”, có thể nói đây là chiếc ấm “Thạch Điều” Tử Sa xuất hiện sớm nhất.
Ấm Thạch Biều Đông Ba
Đến thời kỳ Trần Man Sinh, Dương Bành Niên, dáng ấm này đã thay đổi rất nhiều, biến đổi theo hơi hướng tri thức và nghệ thuật hơn.
“Man Sinh Thạch Điều” có đặc điểm là phía bên trên nhỏ phía dưới to, trọng tâm rủ xuống phía dưới, khi sử dụng có cảm giác chắc chắn, miệng ấm thấp lùn nhưng dòng chảy thẳng, đều, có lực. Thân ấm có “hình kim tự tháp” rất đoan trang. So sánh “Man Sinh Thạch Điều” với “ Tử Triêm Thạch Điều”, mặc dù ấm đều được Bằng Niên chế tạo nhưng chiếc ấm Man Sinh càng trông có vẻ đầy đặn và nở nang hơn, còn chiếc ấm tạo ra sau là Tử Triêm lại có phần rắn rỏi mà cổ sơ. Đây có lẽ là phong cách của nghệ nhân được thể hiện trên chiếc ấm.
Vậy thì từ khi nào ấm Tử Sa “Thạch Điều” lại đổi tên thành “Thạch Biều”?
Sự thay đổi này có lẽ bắt đầu từ thời Cố Cảnh Chu, ông sử dụng cổ văn “Nhược thủy tam thiên, cận ẩm nhất biều”, “Thạch Điều” gọi là “Thạch Biều”, từ đó mà gọi là ấm Thạch Biều.
Đặc điểm của ấm tử sa Thạch Biều
Qua thời gian, có rất nhiều thợ chế tác ấm tử sa Thạch Biều và mỗi chiếc ấm lại mang phong cách của từng nghệ nhân, song vẫn giữ được các yếu tố cơ bản của ấm tử sa thạch biều như cấu trúc hình tam giác, đế có ba chân, nắp ấm cong giống cây cầu.
(Ấm Thạch Biều có tổng thể hình tam giác, đế ba chân, nắp cong hình cây cầu)
Ấm Tử sa Thạch Biều có tổng thể hình tam giác cân đối
Thân ấm hình thang, đường cong mềm mại, tạo hình mộc mạc, đơn giản. Thân ấm được tạo hình chữ bát (八) định hình bề mặt có góc nhìn chính diện vừa cong vừa thẳng, thể hiện ra sự giản dị và phóng khoáng. Dòng chảy thẳng, gọn và có lực phần lớn được tạo thành nhờ vào kỹ năng xử lý lỗ lọc bên trong ấm liền khối với thân ấm. Hầu hết tay cầm của ấm đều có thế tam giác, khớp với hình dáng thân ấm tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ vô cùng hài hòa.
Ấm Tử sa Thạch Biều có đế ấm ba chân
Đế ấm được nâng bằng 3 chiếc đinh có dạng hình tam giác, mang lại cảm giác vững chắc.
Ấm Tử sa Thạch Biều có nắp ấm cong hình cây cầu
Nắp ấm phẳng, tay cầm nắp hình cầu, gọn gàng, tỉ lệ hài hòa, thể hiện được trọn vẹn tay nghề tinh tế tỉ mỉ của nghệ nhân.
Kiểu dáng ấm này lần đầu xuất hiện vào thời Dương Bành Niên, ông từng hợp tác với Trần Man Sinh, Cù Ưng Thiệu đem thơ văn, thư pháp, tranh vẽ in lên ấm, cách điệu trang nhã, được gọi là Tam Tuyệt Hồ (3 chiếc ấm xuất sắc nhất).
Một số dòng ấm tử sa thạch biều phổ biến
Trải qua bao thăng trầm cùng thời gian, Ấm Thạch Biều nhiều lần được điều chỉnh và hoàn thiện dần. Sau đó, Ấm tử sa Thạch Biều được chia thành các dòng: Thạch Biều Tử Dã, Thạch Biều Cảnh Chu, Thạch Biều Hồng Hoa, Thạch Biều Hán Đường,... mang tên các nghệ nhân đã tạo ra chúng. Song dáng ấm phổ biến nhất là dáng ấm Man Sinh - một trong số mười tám kiểu dáng mà nghệ nhân Man Sinh chế tạo. Ngoài ra, còn có một số ấm tử sa thạch biều phổ biến như:
Ấm tử sa Thạch Biều Tử Dã
Như đã đề cập ở trên, cái tên nói lên tất cả. Tử Dã Thạch Biều được chế tác bởi nghệ nhân Tử Dã. Ấm có thân ấm hình tam giác khá rõ, đường nét thẳng, mạnh mẽ. Phần bụng là những đường khá phẳng, miệng ấm nhỏ, đơn giản tạo cảm giác dứt khoát, cương nghị.
Ấm tử sa Thạch Biều Cảnh Chu
Đây là chiếc ấm tử sa Thạch Biều nghệ nhân Cố Cảnh Chu tạo nên. Ấm có hình elip trên hẹp đáy rộng, thân ấm vững chãi với từng đường nét vừa mềm mỏng, vừa cứng cáp, như trong nhu có cương.
Ấm tử sa Thạch Biều Tâm Chu
Có thể miêu tả Thạch Biều Tâm Chu thông qua 4 chữ là “dật, nhã, tinh, hãn” được dịch ra là ẩn dật- thất truyền, nho nhã, tinh tế, hiếm có-hữu hạn.
Ấm tử sa Thạch Biều Hán Đường
Nghệ nhân Từ Hán Đường theo học nghệ nhân Cố Cảnh Chu, những tác phẩm của ông có hình dáng phong phú, điêu luyện về kỹ thuật và tinh xảo về đường nét. Ấm Thạch Biều Hán Đường cũng là một trong những chiếc ấm nổi danh của ông.
Ấm tử sa Thạch Biều Đề Lương
Đây là một trong 18 loại ấm của nghệ nhân Man Sinh chế tạo. Đáy ấm có 3 chân mang lại cảm giác vững vàng ổn định. Dấu ấn trên nắp ấm là “bành năm”, đáy ấm có ấn “ô man đà thất”, chữ khắc “chử bạch thạch, phiếm lục vân, nhất biều tế chước yêu đồng quân, mạn minh” (nghĩa là: nấu đá trắng hiện ra mây xanh, một chén rót mời bạn hiền).
Nại Biều
Ấm do nghệ nhân Mã Cảnh Huy chế tạo. Vòi ấm ngắn, đáy ấm dày, cũng sử dụng một nét mác để xử lý, toàn bộ ấm toát lên khí chất tinh thông, tuấn tú song vô cùng phúc hậu, giản dị nhưng không đơn thuần.
Đông Biều
Ấm do nghệ nhân Ngô Đông Thăng chế tạo, hình dáng nho nhã, nhẹ nhàng, tựa văn nhân thư sinh.
Mua ấm tử sa Thạch Biều ở đâu uy tín?
Một số loại dáng ấm Tử Sa Thạch Biều tại Đồng Nhân Trà Quán
Đồng Nhân Trà Quán chuyên cung cấp các sản phẩm Ấm tử sa, Trà cao cấp và Trà hoa và dụng cụ bàn trà chất lượng tuyệt hảo xuất xứ từ Trung Hoa. Với tinh thần đưa Trà đạo đến gần hơn với tất cả mọi người, chúng tôi cam kết về chất lượng và tự hào là Trà Quán uy tín trong làng Trà đạo Việt Nam. Đến với Đồng Nhân Trà Quán, khách hàng có thể yêu tâm lựa chọn cho mình ấm tử sa thạch biều chất lượng nhất. Ngoài ra, còn phục vụ đa dạng nhu cầu cho khách hàng quan tâm về Trà đạo.
Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm, vui lòng liên hệ với Đồng Nhân Trà Quán qua các kênh sau đây:
ĐỒNG NHÂN TRÀ QUÁN
Địa chỉ: Lô PG3-11, Vincom Shophouse, đường Triệu Quốc Đạt, phường Điện Biên, TP.Thanh Hóa.
Hotline: 0974.880.376
Thời gian mở cửa: 8:00 – 22:00 tất cả các ngày trong tuần.
Các kênh online:
Website: https://dongnhantraquan.vn/
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/tradaotrunghoa
Instagram: https://instagram.com/dongnhantraquan
Shopee: https://shopee.vn/dongnhantra
Sản phẩm mới
Tags