MÙA THU KỂ CHUYỆN TRÀ THU

Hái trà có tính thời vụ rõ ràng, nói chung trà được hái vào các mùa Xuân, Hạ, Thu ở các vùng trà cận nhiệt đới, nhưng không có tiêu chuẩn phân chia mùa trà thống nhất. Trời cao rộng, không khí trong lành, hoa mộc thơm ngào ngạt, mùa thu đích thị là mùa thích hợp để nhàn nhã thưởng trà. Ngày thu có "Trà Thu", vậy có những loại trà mùa thu nào, uống loại trà nào vào mùa thu là thích hợp nhất?

Xem Thêm: Trà Thu - Nét Quyến Rũ Độc Đáo

THỜI GIAN HÁI TRÀ THU

Một số nơi hái trà chia theo mùa: trước Thanh Minh đến Tiểu Mãn là Trà Xuân, được chia thành "Trà Minh Tiền", "Trà Vũ Tiền" và "Trà Xuân Vĩ". (Trà Minh Tiền dùng để chỉ trà được sản xuất trước Tiết Thanh Minh, còn được gọi là Tảo Xuân Trà). Trà Hạ từ Tiểu Mãn đến Tiểu Thử, còn Trà Thu từ Tiểu Thử đến Hàn Lộ; trong số đó, trà được hái giữa thời gian Lập Thu và Bạch Lộ còn được gọi là "Bạch Lộ Trà", hay còn được gọi là "Tảo Thu Trà"; từ sau Bạch Lộ đến đầu tháng 10, những lá trà được hái được gọi là Vãn Thu Trà.

Một số được chia theo thời gian: Trà Xuân được thu hoạch trước cuối tháng 5, Trà Hạ được thu hoạch từ đầu tháng 6 đến đầu tháng 7 và Trà Thu được thu hoạch từ giữa tháng 7.

Có một câu nói phổ biến về trà rằng “Trà Xuân đắng, Trà Hạ chát, uống ngon là Thu Bạch Lộ (chỉ Trà Thu)春茶苦,夏茶涩,要好喝,秋白露). Là một đại diện của Trà Thu, "Thu Bạch Lộ" rất phổ biến trong giới yêu trà xưa.

Có nhiều cách phân thời gian hái Trà Thu

LỊCH SỬ TRÀ THU

Trước thời nhà Đường, ghi chép về Trà Thu trong lịch sử không nhiều, có lẽ là do những người trồng trà chỉ hái Trà Xuân và giữ lại chăm bón Trà Thu và Trà Đông.

Vào thời Hán Vũ Đế, có thể thấy ký tự "" (chuǎn- Xuyễn), và ký tự này có nghĩa là "trà hái khá muộn" - một số người cho rằng nó để ám chỉ Trà Thu.

 

Vào thời nhà Tấn, "Trà Diệp Chuyên Đề Văn Chương (bài viết chuyên đề về trà)" đầu tiên xuất hiện- tên là "Xuyễn Phú". Quy mô trồng trà lần đầu tiên được viết đến trong "Xuyễn Phú", lần đầu tiên viết về việc hái trà mùa thu, lần đầu tiên viết đến việc sử dụng trà cụ là đồ gốm sứ và đặc điểm của nước trà cũng lần đầu tiên được đề cập đến. Vào một buổi sớm mùa thu, nhân chút nhàn rỗi trong công việc đồng áng, tác giả cùng các bằng hữu lên núi thưởng ngoạn, thấy trên núi đầy cây trà nên tùy hứng hái xuống. Hái trà mùa thu lúc này có thể hiểu là một hoạt động giải trí trong lúc nông nhàn chứ không có dụng ý gì khác.

Ghi chép về Trà Thu đã có từ thời nhà Đường

Vào thời nhà Đường, Thánh Trà Lục Vũ chỉ coi trọng Trà Xuân, nhưng điều này không có nghĩa là Trà Thu biến mất.

Trương Tịch, một nhà thơ thời giữa nhà Đường, đã đề cập trong "Hoà Tả Tư Nguyên Lang Trung Thu Cư Thập Thủ (Mười bài thơ về Tết Trung thu của Tả Tư Nguyên Lang)": "Thu Trà mạc dạ dư, tân tự tác tùng tương (Trà mùa thu đêm khuya thanh vắng, nước trà mới tự làm)"

Thơ của nhà thơ Hứa Hỗn cũng có câu “Thu Trà thuỳ lộ tế, hàn cúc đới tương cam (trà thu vương nhẹ hơi sương, cúc lạnh có sương ngọt), tuy không nhìn được toàn cảnh Trà Thu nhưng cũng có thể biết dân gian có thói quen uống Trà Thu.

 

Sự phổ biến thực sự của Trà Thu đáng ra là có từ thời nhà Tống. Lục Du, một nhà thơ cuối thời Bắc Tống, rất thích uống trà, thậm chí ông còn so sánh mình là truyền thế của Thánh Trà Lục Vũ. Chính trong những vần thơ của ông, Thu Trà xuất hiện trở lại. “Địa lô đôi thú sí thạch nham, ngoã đỉnh hiệu dẫn tiễn Thu Trà (Đốt than nướng dã thú trong lò đất, nấu Trà Thu trong lư gạch)” Bài thơ này trích từ bài thơ Lục Du "Sơ đáo Vinh Châu (lần đầu đến Vinh Châu)”. Trong những bài thơ khác, ông viết trực tiếp rằng "Viên ninh chủng đông thái, lân nữ bán Thu Trà (người làm vườn trồng rau mùa đông, cô gái hàng xóm bán trà mùa thu)"

Khác với hoạt động giải trí trong chuyến du ngoạn ở "Xuyễn Phú", Trà Thu  lúc này rõ ràng đã bước vào lĩnh vực kinh doanh như bình thường.

Trà Thu bắt đầu được thương mại hoá từ thời Tống

Sau triều đại nhà Minh và nhà Thanh, một số lượng lớn các tài liệu lịch sử đã ghi lại những câu chuyện về người xưa hái trà vụ thu.

 

Đặc biệt là vào thời nhà Thanh, nhiều văn nhân nhã sĩ nghiên cứu về trà cho rằng Trà Thu đã được thảo luận sâu hơn, đặt ra vấn đề kết hợp Trà Thu với trồng trọt chăm bón và cho rằng không nên hái trà vụ thu quá nhiều.

Trong Trà Thuyết của Vương Thảo Đường đời nhà Thanh có viết: “Vũ Di Sơn từ Cốc Vũ đến Lập hạ thu hoạch, gọi là Đầu Xuân, cách 20 ngày lại hái một lần, gọi là Nhị Xuân, cách ngày tiếp lại hái, gọi là Tam Xuân. Hái tiếp vào cuối hạ đầu thu, gọi là Thu Lộ, mùi thơm nồng hơn, vị ngon hơn, nhưng vì tính cho vụ năm sau, thật đáng tiếc là không thể hái thêm búp nữa.”

 

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÀ THU

Tiết Khí khác nhau và các chất trong cây trà ở các khoảng thời gian khác nhau cũng khác nhau.

Vào mùa đông và mùa xuân, ánh sáng mặt trời yếu, cây trà sinh trưởng chậm, thuận lợi cho việc hình thành các chất chứa trong trà. Do đó, lá trà mùa xuân mập và nặng, nhiều lông tơ hơn, gân lá mảnh, mép lá không có răng cưa rõ ràng, đáy lá mềm và dày, hương thơm đậm, các chất trong trà phong phú, nước trà có cảm giác đậm đặc, dư vị thanh trầm, có thể nói Trà Xuân là chất lượng tốt nhất.

Cây Trà Thu được trồng và hái vào mùa xuân và mùa hè, hàm lượng vật chất trong chồi mới giảm đi tương đối, màu lá vàng hơn, búp và lá gầy, mỏng hơn, kích thước khác nhau, có nhiều lá mọc chèn, đặc biệt là độ dày của lá bị giảm đi đáng kể, nhìn chung vị thanh nhạt hơn, không tươi và thuần đậm như Trà Xuân.

Nhưng trà mùa thu cũng có ưu điểm của nó, người ta gọi là “xuân trà phẩm thuỷ, thu trà vấn hương (Trà Xuân thưởng thức nước, Trà Thu ngửi hương thơm)”.

Vào mùa thu, lượng mưa ít hơn và khí hậu khô ráo nên trà mùa thu có hương thơm thơm lâu hơn, đồng thời, vị đắng và chát của Trà Thu giảm đi rất nhiều, vị ngọt dịu hơn.  Đặc biệt đối với Hồng Trà và Trà Ô Long, vị êm dịu và hương thơm là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá. Vào thời điểm này, Trà Thu có thể phát huy hết lợi thế của nó.

Ngoài ra, từ góc độ kinh tế, giá Trà Thu không cao bằng Trà Xuân, và nó cũng được nhiều người uống trà khá ưa chuộng.

 

 

Trà Xuân thưởng thức nước, Trà Thu ngửi hương thơm

MÙA THU THÍCH HỢP UỐNG TRÀ

Sau khi bắt đầu mùa thu, khí hậu thay đổi theo, cái nóng chưa được loại bỏ hoàn toàn, thời tiết hanh khô, mọi người có xu hướng cảm thấy khô miệng và lưỡi, mệt mỏi và suy nhược, điều này đặc biệt rõ ràng. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nó được gọi là "Thu táo (mùa thu hanh khô)" và "Thu phạp (mệt mỏi mùa thu)". Lúc này, hãy pha và uống một chút trà, với tính ấm nhuần của nó, sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho cơ thể.

Những loại Trà Thu đáng nếm thử: Bạn có thể chọn một ít Thanh Trà (Trà Ô Long), Trà Phổ Nhĩ Sống đã được cất giữ trong vài năm và Lão Bạch Trà (Bạch Trà lâu năm) tùy theo thể trạng của bạn.

Mùa thu nên uống Trà Ô Long hoặc Trà Phổ Nhĩ

 

Đồng Nhân Trà Quán cung cấp các loại Trà cao cấp, thượng hạng, Trà Organic đạt tiêu chuẩn EU,… cùng những tư vấn về Trà Đạo, giúp bạn yên tâm thưởng trà với chất lượng tuyệt hảo nhất.

 

ĐỒNG NHÂN TRÀ QUÁN

Địa chỉ: HH03-03, Đường Hoa Hồng 3, KĐT Vinhomes Star City, Phường Đông Hải, TP. Thanh Hoá

Hotline: 0974.880.376

Thời gian mở cửa: 8:00 – 22:00 tất cả các ngày trong tuần.

Các kênh online:

Website: https://dongnhantraquan.vn/

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/tradaotrunghoa

Instagram: https://instagram.com/dongnhantraquan

Shopee: https://shopee.vn/dongnhantra

Bình luận

Nội dung *

Họ tên *

Email *