TRÀ PHƯỢNG HOÀNG ĐƠN TÙNG – NGUỒN GỐC VÀ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT
Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng, danh trà đặc sản của quận Triều An, thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, là sản phẩm đạt Chỉ dẫn Địa lý Quốc gia Trung Quốc. Khi nhắc đến Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng, người ta thường nói nó là "trà hoà quyện tâm hồn" hay "thấm vào lòng người", bởi khi uống trà, trong người cảm thấy tràn trề sức sống như thể trà thấm vào tận tâm và tỳ. Điều này đã được truyền từ thời xa xưa, cũng được đề cập trong truyền thuyết hấp dẫn về tên gọi của Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng.
Tên tiếng Trung: Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng 凤凰单丛茶
Tên nơi xuất xứ: Quận Triều An, thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông
Đặc tính chất lượng: Hình thức đẹp, màu ngọc lục bảo, mùi thơm nồng, vị ngọt
Chỉ dẫn địa lý: Sản phẩm chỉ dẫn địa lý của AQSIQ
Số phê duyệt: Thông báo AQSIQ số 30 năm 2010
Thời gian phê duyệt: 06/04/2010
Xem Thêm: Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng – Đặc Điểm Và Quy Trình Sản Xuất
TỔNG QUAN VỀ TRÀ PHƯỢNG HOÀNG ĐƠN TÙNG
Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng được sản xuất tại thị trấn Phượng Hoàng và được đặt theo tên của núi Phượng Hoàng. Theo truyền thuyết, vào cuối triều đại Nam Tống, Tống Đế Vệ Vương Triệu Bính chạy trốn về phía Nam và đi qua núi Ô Đông乌岽山, ông khát nước đến nỗi người dân vùng núi đã dâng cho ông Trà Hồng Nhân红茵茶, uống xong hết khát, người tràn trề sức sống, ông đặt tên là "Tống Trà宋茶" và các thế hệ sau gọi là "Tống Chủng 宋种". Còn có truyền thuyết “Chim phượng hoàng nghe nói Tống Đế khát nước, ngậm cành trà trong miệng dâng cho ông”, cho nên còn có tên là “Điểu Chuỷ Trà 鸟嘴茶(Trà mỏ chim)”. Trong những năm Đồng Trị và Quang Tự của triều đại nhà Thanh (1875-1908), để nâng cao chất lượng trà, người ta đã thực hành phương pháp hái từng cây (đơn châu 单株- đơn: riêng, châu: gốc cây), pha trà từng cây và bán sản phẩm của từng cây; họ tách những cây ưu việt và chăm bón, đặt tên cho từng cây riêng. Vào thời điểm đó, hơn 10.000 cây trà cổ thụ chất lượng cao đã được thu hoạch bằng phương pháp "đơn châu" (đơn tùng, một cây riêng), vì vậy nó được gọi là Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng.
Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng Hái Và Sản Xuất Theo Từng Cây Riêng
Quy trình chính để hái Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng là thủ công hoặc kết hợp giữa sản xuất thủ công và cơ giới. Quy trình sản xuất gồm 6 công đoạn chính là héo nắng, héo mát, lên men, sao trà (ngừng lên men), vò trộn và sấy trà. Theo công nghệ sản xuất, có thể chia thành hơn 80 loại hương gồm 10 loại như Hương Quế, Hương Hoàng Chi, Hương Hoa Lan Mật…
Hình dạng của trà thành phẩm là dạng sợi to chắc, đồng đều và thẳng, màu nâu vàng, sáng bóng, có những đốm đỏ chu sa; khi pha có hương thơm lâu dài, hương vị đậm đà và tươi mát, làm ẩm cổ họng và hậu vị ngọt ngào, có "Sơn Vận" (dư vị núi rừng) độc đáo. Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng hình dáng đẹp đẽ, màu ngọc lục bảo, hương thơm ngào ngạt, vị ngọt ngào, có câu thơ rằng: “Nguyện sung Phượng Hoàng Trà sơn khách, bất tác hạnh hoa tuý lý tiên (Ta muốn làm khách núi Trà Phượng Hoàng, chứ không làm tiên nhân say hoa mai)".
Ngày 06/04/2010, AQSIQ (cũ) đã chấp thuận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng”.
MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT TRÀ PHƯỢNG HOÀNG ĐƠN TÙNG
Nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Đông, thành phố Triều Châu có khí hậu cận nhiệt đới hải dương với đặc điểm khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,4 °C, lượng mưa dồi dào, với lượng mưa trung bình hàng năm là 1685,9 mm và bốn mùa thường xanh.
Vùng sản xuất trà chính ở Triều Châu có đặc điểm núi cao, thời gian chiếu sáng mặt trời ngắn, lượng mưa nhiều, mây mù bao phủ, mùa đông xuân không quá lạnh, giữa hè không nắng gắt, rất thích hợp cho cây trà sinh trưởng. Cây trà không có thời gian ngủ đông rõ ràng và trà có thể được sản xuất trong cả bốn mùa.
Các loại đất ở thành phố Triều Châu là: đất vàng, đất đỏ, đất đỏ bazan và đất trồng lúa. Đất vàng, đất đỏ phân bố chủ yếu ở độ cao trên 400m so với mực nước biển, độ PH từ 4,5-6,5, tầng đất sâu, giàu chất hữu cơ (hàm lượng chất hữu cơ 3,81%-4,26%) và hàng chục nguyên tố vi lượng. Các chất này thông qua hàng loạt phản ứng hoá học như trao đổi chất, thoát hơi nước… , sau đó nó được vận chuyển đến chồi và lá thông qua các mô, do đó làm tăng các chất chuyển hóa nitơ, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mùi thơm và hương vị của Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng. Đất đỏ bazan và đất trồng lúa có điều kiện nước, nhiệt tốt hơn, tầng đất đất sâu nên hiệu quả sử dụng phân bón cao hơn, độ pH từ 5,5-6,5 thích hợp cho cây trà sinh trưởng, phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp, nương rẫy và vùng ruộng cải tạo thành vườn trà.
Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng sản xuất ở thành phố Triều Châu
Thành phố Triều Châu có lượng mưa dồi dào, nhiều sông suối trên núi, hồ chứa phân bố hợp lý, tài nguyên nước phong phú, thảm thực vật trên lãnh thổ đa dạng, núi đẹp nước trong, tỷ lệ phủ xanh và tỷ lệ che phủ rừng cao, được hậu thuẫn bởi vùng xanh rộng lớn, bảo tồn đất và nước hiệu quả, tiết kiệm nước, điều hòa khí hậu, thanh lọc không khí. Vì vậy vào mùa khô, ngoại trừ vườn trà đồng bằng chỉ cần tưới bằng nước ở giai đoạn cây con, vườn trà vùng núi nói chung không cần tưới. Có hơn 3.000 cây Trà Đơn Tùng lớn còn lại ở Núi Phượng Hoàng, tất cả đều hơn một trăm năm tuổi, chúng có những nét đặc biệt và chất lượng tuyệt vời, một cây cao bằng cây đa, mỗi cây có thể sản xuất hơn 10 kg trà khô mỗi năm.
Xem Thêm: Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng – Công Dụng Và Cách Pha Trà Chuẩn
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
Theo "Triều Châu Phủ Ký", Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng bắt đầu từ cuối triều đại Nam Tống và có lịch sử hơn 900 năm. Có hơn 3.700 cây trà cổ thụ ở Triều Châu đã hơn 200 năm tuổi, và một trong số đó là "Tống Trà宋茶" đã hơn 600 năm tuổi.
Theo truyền thuyết, vào cuối thời Nam Tống (1278), Tống Đế Bính宋帝昺 (bǐng) chạy trốn đến Triều Châu ở phía nam và đi ngang qua núi Ô Đông ở Phượng Hoàng, khát nước không thể chịu nổi, những người hầu cận biết rằng trà có thể làm dịu cơn khát, vì vậy họ đã hái những lá trà tươi trên núi cho Tống Đế Bính nhai chúng, nhai xong cả người ngập tràn sức lực, tinh thần sảng khoái, liền đặt tên là "Tống Trà", được người đời sau trồng rộng rãi. Những ghi chép lịch sử sớm nhất về sản xuất trà ở Triều Châu có thể được tìm thấy vào năm Gia Tĩnh thứ 26 của triều đại nhà Minh (1547), "Triều Châu Phủ Ký" ghi lại: Quận Nhiêu Bình hàng năm cống nạp, "lá trà 150 cân 2 lượng, búp trà 180 cân 3 lượng". Do đó có thể thấy trà Triều Châu đã có lịch sử ít nhất 400 năm. Vào thời điểm đó, do chất lượng tuyệt vời, Trà Phượng Hoàng đã trở thành cống phẩm cho triều đình.
Năm Khang Hy thứ 25 của triều đại nhà Thanh (1687), “Nhiêu Bình Huyện Chí” có ghi: “Núi Thị Chiếu cách huyện 30 dặm về phía Tây Nam (huyện Nhiêu Bình lúc bấy giờ thành lập nên thị trấn Tam Nhiêu), bốn mùa hoa thi nhau khoe sắc, còn gọi là Bách Hoa Sơn, người bản địa đã trồng trà trên đó, quận Triều Quân xưng là Thị Chiếu Trà. "Triều Châu Phủ Chí" Thanh- Khang Hy cũng ghi: "Hôm nay Trà Phượng Sơn cực ngon, còn gọi là Thị Chiếu Sơn Trà".
Người xưa trồng trà không hề tỉa tót, để trà phát triển tự nhiên, khi hái trà thì giữ lại búp ngọn để dưỡng cây tạo thành những vạt rừng trà cổ thụ bạt ngàn lớn nhỏ rải rác khác nhau và một kho tàng nguyên liệu trà gần 20.000 cây trà lớn nhỏ. Nó không chỉ là nhân chứng lịch sử sản xuất trà của thành phố Triều Châu mà còn là ngân hàng nguồn giống để chọn tạo giống tốt, là cơ sở vật chất để duy trì ưu điểm của giống chất lượng. Dưới thời trị vì của Đồng Trị và Quang Tự trong triều đại nhà Thanh (1875-1908), sau quá trình quan sát và thực hành cẩn thận trong thời gian dài, nông dân trồng trà đã chọn những cây riêng lẻ vượt trội từ hàng chục nghìn cây trà cổ thụ và tách chúng ra để trồng trọt, hái và chế biến riêng sản phẩm trà của từng cây. Cái tên “Trà Đơn Tùng” xuất hiện từ đó. Bởi vì nó có nguồn gốc từ núi Phượng Hoàng ở Triều Châu, nên trong lịch sử nó được gọi là "Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng". Có thể thấy rằng "Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng" từ đây đã được đặt tên chính thức, và nó đã có lịch sử hơn 170 năm. Sau hơn 170 năm phát triển, Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng có tới hơn 80 loại khác nhau, phân theo giống cây, mùi thơm, vị trà, trong đó chia thành mười loại hương thơm chính, đó là Mật Lan, Hoàng Chi, Chi Lan, Quế Hoa, Ngọc Lan, Nhục Quế, Hạnh Nhân, Dữu Hoa (hoa bưởi), Dạ Lai, Hoa Gừng.
Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng có lịch sử sản xuất lâu đời
Xem Thêm: Khám Phá 10 Hương Hoa Độc Đáo Của Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÀ PHƯỢNG HOÀNG ĐƠN TÙNG
Năm 2009, diện tích trồng Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng ở thành phố Triều Châu là 120.000 mẫu, sản lượng hàng năm là 15.000 tấn, tổng giá trị sản lượng gần 400 triệu nhân dân tệ, 3 cơ sở sản xuất trà 10.000 mẫu, 2 khu quy phạm tiêu chuẩn hóa cấp tỉnh, 2 thị trấn trà chuyên nghiệp và hơn 100 làng trà chuyên nghiệp đã được hình thành tại thị trấn Phượng Hoàng của huyện Triều An và thị trấn Bình Khê của huyện Nhiêu Bình. Trên địa bàn thành phố có 7 doanh nghiệp sản xuất trà hữu cơ được chứng nhận, với diện tích được chứng nhận là 2.445 mẫu, sản lượng trà hữu cơ là 214,75 tấn; 9 doanh nghiệp được cấp phép sản xuất thực phẩm (QS).
Năm 2015, thị trấn Phượng Hoàng có diện tích trồng trà là 65.000 mẫu, với sản lượng hàng năm hơn 3 triệu kg trà và giá trị sản lượng là 700 triệu nhân dân tệ.
Phượng Hoàng Đơn Tùng là một trong những dòng trà cao cấp được ưa chuộng trong số các sản phẩm trà của Đồng Nhân Trà Quán. Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, là một trong những loại Trà Ô Long tiêu biểu và là niềm tự hào của thành phố Triều Châu. Thưởng thức một chén trà, lắng nghe câu chuyện từ hàng trăm năm, đắm mình trong các loại hương hoa say đắm của Trà Đơn Tùng, quả thực như đang trong cõi mộng.
Đồng Nhân Trà Quán cung cấp các loại Trà cao cấp, thượng hạng, Trà Organic đạt tiêu chuẩn EU,… cùng những tư vấn về Trà Đạo, giúp bạn yên tâm thưởng trà với chất lượng tuyệt hảo nhất.
ĐỒNG NHÂN TRÀ QUÁN
Địa chỉ: HH03-03, Đường Hoa Hồng 3, KĐT Vinhomes Star City, Phường Đông Hải, TP. Thanh Hoá
Hotline: 0974.880.376
Thời gian mở cửa: 8:00 – 22:00 tất cả các ngày trong tuần.
Các kênh online:
Website: https://dongnhantraquan.vn/
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/tradaotrunghoa
Instagram: https://instagram.com/dongnhantraquan
Shopee: https://shopee.vn/dongnhantra
Sản phẩm mới
Tags